Màng chống thấm HDPE được sử dụng phổ biến trong các công trình bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, hồ nuôi trồng thủy sản, hồ nước sinh hoạt,..
Như chúng ta được biết, hiện tại sản phẩm này mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống cho chúng ta cũng như giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cấp bách như hiện nay, nó cũng là sản phẩm rất thân thiện môi trường. Vậy tại sao không dành chút thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về vật tư, sản phẩm này trong bài viết dưới đây.
Màng chống thấm HDPE là gì
Màng chống thấm HDPE hay còn được gọi tắt là màng HDPE, được sản xuất từ hạt cao phân tử Polyethylene hàm lượng cao bằng phương pháp cán hoặc phương pháp đùn.
Là sản phẩm cracking từ dầu thô, là hạt polyme nguyên sinh tạo thành nên sản phẩm màng chống thấm có khả năng chống chịu với môi trường tốt, như môi trường sinh hóa, kháng tia UV - tia cực tím, kháng hóa chất,... Đặc biệt sản phẩm có tuổi thọ lên đến 20 năm.
So sánh hai phương pháp sản xuất màng HDPE
Như đã nói ở trên, màng chống thấm HDPE được sản xuất bằng phương pháp cán hoặc phương pháp đùn. Vậy hai phương pháp này có gì khác nhau
Màng HDPE được sản xuất bằng phương pháp cán
- Áp lực được tạo ra từ quá trình cán khối HDPE tạo thành màng là rất lớn. Các hạt HDPE liên kết với nhau bền hơn, chặt chẽ hơn.
- Màng HDPE được sản xuất từ phương pháp cán có khổ rộng từ 7 - 8m, độ dày từ 0.25 - 3mm, đáp ứng được yêu cầu của nhiều công trình, nhất là những công trình đòi hỏi chất lượng vật tư cao. Chẳng hạn như:
- Hệ thống xử lý nước thải,Bãi rác,Hầm Biogas......
Màng HDPE được sản xuất bằng phương pháp đùn
- Với phương pháp đùn, nguyên liệu HDPE được đưa qua bộ phần đùn bằng áp suất của khí nén. Các hạt HDPE được liên kết kém hơn so với phương pháp cán.
- Độ dày tại các điểm trên màng HDPE không đồng đều, ở những điểm mỏng hơn sẽ trở thành điểm yếu của màng chống thấm HDPE, dễ bị phá hủy.
- Màng HDPE được sản xuất từ phương pháp đùn có khổ rộng từ 5 - 6m, độ dày từ 0.15 - 1mm, chủ yếu được sử dụng trong các công trình nhỏ, đơn giản, không đòi hỏi cao về chất lượng, như:
- Công trình hồ nuôi tôm, Thủy sản, Mươn thoát nước...
Hiện nay màng HDPE chống thấm tại Việt Nam bao gồm hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu từ Malaysia với thương hiệu Solmax, Thái Lan với thương hiệu GSE, Đài Loan với thương hiệu Huitex,... Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có độ dày, kích thước, quy cách màng HDPE khác nhau.
Tùy theo từng hạng mục công trình mà màng HDPE chống thấm sẽ được sản xuất với các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Trong các bãi rác công nghiệp, bãi rác sinh hoạt
Đối với các bãi rác công nghiệp, bãi rác sinh hoạt, bãi sỉ,.. nên sử dụng màng HDPE chống thấm có độ dày từ 1.5 - 2.5mm. Độ dày càng lớn thì khả năng chịu lực của màng chống thấm càng cao.
Màng HDPE do có chất phụ gia kháng tia UV, tia cực tím rất cao sẽ không bị hư hại khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên khi dùng để phủ lên mặt bãi rác sẽ ngăn mùi hôi thối, theo không khí lan ra bên ngoài, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ngăn ngừa hiểm họa từ bãi rác. Thường dùng màng có độ dày 1.0mm hay 0.75mm để phủ.
Cùng với đó với lớp màng hdpe ở bên dưới thường là màng hdpe 1.0mm hay 1.5mm ngăn cho nước rỉ từ rác không thấm xuống đất, ảnh hưởng tới tầng nước ngầm bên dưới cũng như các ao hồ, sông xung quanh.
Trong các trang trại chăn nuôi
Nếu sử dụng màng HDPE chống thấm đáy hay còn gọi là lót đáy cho các trang trại chăn nuôi nên chọn loại màng HDPE có độ dày tầm 0.5mm, vừa có khả năng kháng sinh hóa vì trong các hồ nước thải trong trang trại sẽ luôn chịu tác động liên tục của vi sinh vật và chất thải ra từ quá trình chăn nuôi đem lại. Loại màng hdpe 0.5mm có giá thành rẻ so với các loại màng dày hơn. Phần lót đáy chỉ có tính năng chứa không chịu lực nhiều nên chọn độ dày 0.5mm là phù hợp. Ngoài chất liệu hdpe vừa thân thiện môi trường vừa có khả năng trơ với tất cả các chất, phản ứng sinh hóa học trong điều kiện như trong bể, hầm xử lý nước thải của các trang trại thì gần như không có loại vật liệu nào làm tốt như hdpe.
Trong trường hợp dùng màng HDPE để phủ lên bên trên thì chọn loại có độ dày khoảng 1.5mm đối với trang trại lớn và 1.0mm đối với trang trại quy mô nhỏ, vừa có khả năng ngăn mùi hôi từ bên trong hồ chứa chất thải, nước thải, vừa có tác dụng tạo kín hồ thành 1 túi khí lớn tạo ra khí gas sữ dụng trong trang trại hay có thể chạy máy phát điện tạo nguồn điện, năng lượng điện cung cấp ngược lại cho trang trại góp phần tiết kiệm chi phí, tái đầu tư.
Trong các nhà máy sản xuất
Chất thải công nghiệp trong các nhà máy sản xuất thường mang nhiều kim loại nặng cùng khả năng ăn mòn hóa học cao, nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm ngấm vào các mạch nước ngầm, làm ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như sức khỏe của con người.
Sử dụng màng HDPE làm bể lắng, bể xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải dựa trên tính năng trơ hóa học, độ bền cơ lý và độ bền sinh học sao, từ đó ngăn nước thải ngấm ra bên ngoài.
Trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu
Màng chống thấm HDPE được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường bên ngoài, ngăn không cho nước thấm ngược vào trong hồ nuôi, từ đó làm ổn định độ PH, nồng độ muối trong nước, ngăn mềm bệnh xâm nhập vào hồ.
Sản phẩm có độ bền cao, dễ thi công, chi phí lại thấp, tuổi thọ cao, dễ dàng vệ sinh nên được nhiều người lựa chọn, hiệu quả kinh tế mang lại thì vô cùng lớn. Tôm cũng như thủy hải sản được nuôi khi lót bằng lớp màng này ít bị bệnh do không tiếp xúc trực tiếp với đất, và nếu xảy ra bệnh thì cũng bị phạm vi nhỏ, từng hồ không bị lây lang so với cách nuôi thủy hải sản thông thường.
Trong nông nghiệp
Màng HDPE còn được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp như làm hầm biogas, hồ chứa nước tưới tiêu, mương dẫn nước.
- Đối với hầm biogas: nên chọn màng chống thấm hdpe Huitex, hdpe GSE, hdpe Solmax dày 1.5mm phủ mặt, lót đáy hầm biogas hay các hồ điều hòa thì màng có độ dày 0.5mm hay 0.75mm của Việt Nam hoặc nhập khẩu. Đây là ứng dụng phổ biến, thông dụng nhất của nước ta hiện nay của màng chống thấm.
- Đối với hồ chứa nước tưới tiêu: Nên chọn loại màng có độ dày 0.5mm hay 0.75mm với khổ tùy ý từ 4m đến 8m tùy vào nhà sản xuất.
- Đối với mương thoát nước: chọn màng hdpe 0.5mm hoặc 0.3mm tùy vào tính chất của từng dự án, địa hình công trình.
Ngoài ra, màng HDPE còn dùng trong nhiều mục đích khác như khai thác khoáng sản, hồ cảnh quang, nhà máy mía đường, chống thấm hầm ngầm,..
Một điều đặt biệt nữa của màng hdpe và đó cũng là 1 phần lý do người ta sữ dụng màng hdpe thông dụng như hiện nay đó là các tấm màng có thể liên kết hay hàn dính lại với nhau 1 cách chắc chắn gần như là thành một, bằng phương pháp hàn đùn hay hàn kép khi gia nhiệt nên tiện cho vấn đề thi công, lắp đặt.
Với những ứng dụng cùng công dụng tuyệt vời mà màng chống thấm HDPE mang lại ở trên, nếu quý khách có nhu cầu mua vật tư, sản phẩm này hay đơn giản là muốn được tư vấn kỹ hơn